1. BỆNH CÚM
1.1. Biểu hiện và đặc điểm của bệnh
Định nghĩa: là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi-rút cúm gây nên.
Biểu hiện của bệnh: sốt (thường trên 38℃), đau nhức toàn thân, có thể đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
Đặc điểm: Bệnh xảy ra hằng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính nhưng cũng có thể gây biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lí mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, trẻ em dưới 5 tuổi.
1.2. Phương thức lây truyền: Bệnh cúm lây truyền qua đường giọt bắn đường hô hấp:
– Khi người bệnh ho hay hắt hơi có thể phát tán hàng triệu hạt nước bọt có chứa vi-rút (giọt bắn có thể di chuyển xa 2m).
– Giọt bắn: hít hoặc bám vào miệng-mũi người. Bệnh cúm có thể truyền qua đường tiếp xúc:
– Giọt bắn bám trên bàn, ghế, tay nắm cửa, điện thoại các vật dụng,…
– Người lành tiếp xúc với các bề mặt, vật dụng đã có vi-rút bám dính, sau đó đưa tay vào miệng hay mũi làm vi-rút lan truyền
Hình 1. Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh cúm (Nguồn: Bộ Y tế)
3.1. Các biện pháp phòng bệnh
Biện pháp phòng bệnh chung: Dựa vào mức độ nghiêm trọng của dịch cúm trong cộng đồng và khả năng của dịch vụ y tế địa phương, các trường học cần xem xét đến việc sàng lọc, cách ly, theo dõi học sinh và các thành viên trong nhà trường để hạn chế mức độ lây lan của dịch cúm, yêu cầu người bệnh ở nhà trong thời gian ốm. Khuyến khích thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Nếu trong trường có người bị bệnh cúm gia cầm thì cần phải:
– Giữ sạch môi trường bằng cách thường xuyên làm sạch và tẩy uế các vật dụng và mọi vị trí trong nhà trường, đặc biệt là các vật dụng trung gian có nguy cơ lây lan cao như điện thoại, máy tính, tay nắm cửa,… bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng, nước Javel, cồn Ethanol 70%.
– Làm thông thoáng khí trong phòng học bằng cách mở cửa ra vào, cửa sổ.
– Hạn chế tiếp xúc nhiều người bằng cách huỷ bỏ các cuộc họp hay các hoạt động mang tính chất tập thể; tăng khoảng cách giữa các bàn học và tránh tiếp xúc trực tiếp.
– Những người tiếp xúc trực tiếp với các trường hợp có triệu chứng cúm đều phải đeo ngay khẩu trang và đưa vào phòng cách ly để theo dõi.
Các thành viên trong nhà trường tự phát hiện triệu chứng nghi cúm, nếu có thì chủ động nghỉ học và thông báo ngay cho nhà trường và cơ sở y tế trên địa bàn để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu: tiêm vắc-xin phòng bệnh. Vắc xin cúm bất hoạt có hiệu lực bảo vệ từ 70-80% cho người khỏe mạnh. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên tiêm phòng vắc-xin cúm cho đối tượng trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi. Hiện nay phác đồ chung cho vắc-xin cúm được khuyến cáo là 2 mũi cho trẻ từ 6 tháng tuổi, mũi 2 cách mũi 1 một tháng. Hàng năm tiêm nhắc vắc-xin theo chủng đang lưu hành.
1.4. Xử trí khi có học sinh nghi ngờ mắc Cúm
Xử trí trẻ nghi ngờ mắc cúm chủ yếu điều trị hỗ trợ như: hạ sốt, bổ sung nước điện giải, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác hoặc những người có cơ địa suy giảm miễn dịch, nằm nơi thoáng khí, nhiệt độ mát. Đặc biệt quan trọng là tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm để tăng cường khả năng phòng ngừa nhiễm bệnh hoặc giảm mức độ nặng khi có nhiễm bệnh.
Gia đình theo dõi trẻ khi thấy xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn cần đi khám và điều trị tại bệnh viện ngay (khó thở – thở nhanh, lồng ngực rút lõm, tím môi, li bì hoặc kích thích vật vã, ăn kém hoặc bỏ ăn, nôn nhiều…).
Việc sử dụng thuốc kháng vi-rút hoặc kháng sinh phải do các bác sĩ quyết định sau khi thăm khám và đánh giá mức độ bệnh.
2. BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
2.1. Biểu hiện và đặc điểm
Định nghĩa: Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi-rút Dengue cấp tính do hai loài muỗi thuộc chi Aedes gồm Aedes albopictus và Aedes aegypti truyền và có thể gây thành dịch lớn. Đây là bệnh dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ và vùng ven biển miền Trung.
Biểu hiện của bệnh:
-Sốt (nóng) cao 39 – 40℃ đột ngột, liên tục trong 3 – 4 ngày liền, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn, xuất huyết dưới da; chảy máu cam, chảy máu chân răng/ nướu răng; đại tiện ra máu; rong kinh; đau bụng, buồn nôn, nôn.
– Sốc là dấu hiệu nặng của bệnh sốt xuất huyết, thường xuất hiện từ ngày thứ 2 – 7 của bệnh. Dấu hiệu sốc gồm: Trẻ mệt, li bì hoặc vật vã; chân tay lạnh; tiểu ít, có thể kèm theo nôn hoặc đại tiện ra máu.
– Nhức đầu nặng là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất liên quan đến sốt xuất huyết, thường dẫn đến xuất huyết não rồi tử vong; đau cơ và đau khớp nặng.
– Chảy máu (xuất huyết) là một biến chứng nguy hiểm gồm: chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu nội tạng,… rồi có thể dẫn đến tử
– Huyết áp thấp: ngồi, đứng, đi bộ cảm thấy khó khăn.
– Phát ban: xuất hiện từ ngày thứ 2 –
Đặc điểm: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi-rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt; người bệnh nhiễm vi-rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
2.2. Phương thức lây truyền:
Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi-rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Hình 2. Đường lây truyền của bệnh sốt xuất huyết
(Nguồn: Sốt xuất huyết là gì và bệnh có nguy hiểm không? (hcdc.vn)
2.3. Các biện pháp phòng bệnh
Biện pháp phòng bệnh chung: Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
-Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
– Thả cá hoặc mê-zô (giáp xác Mesocyclops: là loài tôm bậc thấp, là một trong những tác nhân sinh học) vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại,…) để diệt lăng quăng/bọ gậy. Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, chum, xô chậu,…) hằng tuần
– Thu gom, huỷ các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá,… lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
– Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
– Phòng, chống muỗi đốt: Mặc quần áo dài tay; ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày; dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi,… Dùng rèm che, màn tẩm hoá chất diệt muỗi; cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để không lây lan bệnh cho người khác.
– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành Y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch
– Bộ phận y tế –