BÀI TUYÊN TRUYỀN: HƯỞNG ỨNG NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI VÀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2025

HƯỞNG ỨNG NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI, NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI , BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU VÀ GIỜ TRÁI ĐẤT NĂM 2025

Kính thưa thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến!

        Môi trường sống của chúng ta đang ngày càng chịu nhiều tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước và khai thác tài nguyên quá mức. Trước thực trạng đó, các sự kiện quan trọng như Ngày Nước Thế giới (22/3), Ngày Khí tượng Thế giới (23/3) và Giờ Trái Đất (ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3) chính là dịp để mỗi chúng ta nâng cao nhận thức và hành động vì một hành tinh xanh.

  1. Ngày Nước Thế Giới (22/3/2025) – với chủ đề “Nước là sự sống”

         Nước là tài nguyên vô giá nhưng không vô tận. Hiện nay, nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch, ô nhiễm nguồn nước và xâm nhập mặn.  Theo báo cáo của Ủy ban về Nước của Liên Hợp Quốc (UN-Water), hiện có hơn 3 tỷ người trên toàn thế giới phụ thuộc vào nguồn nước xuyên biên giới. Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu và dân số toàn cầu tăng lên như hiện nay, chúng ta phải đoàn kết để bảo vệ và bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này. Bằng cách cùng nhau hành động để cân bằng quyền con người và nhu cầu của mọi người về nước, nước có thể là động lực ổn định và là chất xúc tác cho sự phát triển bền vững hôm nay và mai sau.Do vậy, mỗi chúng ta cần phải:

      -Sử dụng nước tiết kiệm: tắt vòi nước khi không sử dụng, tái sử dụng nước nếu có thể.

-Giữ gìn vệ sinh nguồn nước, không xả rác và hóa chất xuống ao, hồ, sông suối.

-Tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên nước đến gia đình và cộng đồng.

  1.  Ngày Khí Tượng Thế Giới (23/3/2025) – với chủ đề là “Cùng hành động vì khí hậu”

       a/ Biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi lâu dài về nhiệt độ, thời tiết và các yếu tố khí hậu trên Trái Đất, chủ yếu do hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng và ô nhiễm môi trường.

      b/. Tác động của biến đổi khí hậu

– Nhiệt độ toàn cầu tăng cao: Gây nắng nóng cực đoan, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống.

– Mực nước biển dâng: Nguy cơ nhấn chìm các vùng ven biển, gây xâm nhập mặn và mất đất canh tác.

– Thiên tai gia tăng: Lũ lụt, hạn hán, bão mạnh xảy ra thường xuyên hơn.

– Khủng hoảng nguồn nước: Nguồn nước sạch bị suy giảm do hạn hán, ô nhiễm.

c/ Hành động của chúng ta:  Mỗi học sinh có thể đóng góp bảo vệ môi trường và giảm biến đổi khí hậu bằng những hành động đơn giản:

-Tiết kiệm nước: Sử dụng nước hợp lý, không lãng phí.

-Trồng cây xanh: Giúp hấp thụ CO₂, bảo vệ môi trường.

-Hạn chế rác thải nhựa: Dùng túi vải, chai nước tái sử dụng.

-Tiết kiệm điện: Tắt điện khi không dùng, sử dụng năng lượng tái tạo.

-Tuyên truyền & hành động: Chia sẻ kiến thức về biến đổi khí hậu với bạn bè, gia đình.

– Trồng cây xanh, bảo vệ rừng để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

– Hạn chế sử dụng túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần.

– Đi xe đạp, đi bộ hoặc sử dụng phương tiện công cộng để giảm khí thải.

  1. Chiến dịch hưởng ứng Giờ Trái Đất (20h30 – 21h30, thứ Bảy, ngày 29/3/2025)

Giờ Trái Đất là chiến dịch toàn cầu nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Chỉ với một giờ tắt điện, chúng ta có thể:

Tiết kiệm điện, giảm tải áp lực lên hệ thống điện quốc gia.

Góp phần giảm khí CO₂ – nguyên nhân gây nóng lên toàn cầu.

Lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường đến mọi người xung quanh.

  1. Hành động của học sinh THPT chúng ta: Là học sinh, chúng ta có thể góp phần bảo vệ môi trường bằng những việc làm đơn giản nhưng thiết thực:

✔ Tiết kiệm nước, tắt vòi nước khi không sử dụng.

✔ Hạn chế sử dụng đồ nhựa, phân loại và tái chế rác.

✔ Tham gia trồng cây xanh tại trường học và nơi ở.

✔ Tắt điện, quạt, máy tính khi không sử dụng.

✔ Vận động gia đình, bạn bè tham gia Giờ Trái Đất.

Hãy cùng chung tay bảo vệ nước, khí hậu và Trái Đất ngay từ hôm nay! Một hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn – vì một tương lai xanh!

Bài viết : NTV